Quan sát Sagittarius A*

Các nhà thiên văn vẫn chưa thể quan sát được phần quang phổ khả kiến của  Sgr A*, do ảnh hưởng của lớp bụi và gas giữa Trái Đất và nó, làm phân tán và hấp thụ bức xạ điện từ (25 độ sáng[7][8])

Một số nhóm nghiên cứu đã cố tái hiện hình ảnh của Sgr A* trên phổ vô tuyến bằng giao thoa kế vô tuyến chân đế dài. Độ phân giải lớn nhất đạt được của phép đo kích thước góc (cho tới hiện tại, được thực hiện ở bước sóng 1.3mm) là 37 μas (1 microarcsecond tương đương 1/3,600,000,000°). Nghĩa là, ở khoảng cách 26 nghìn năm ánh sáng so với Trái Đất, sẽ ứng với đường kính xấp xỉ 28 triệu triệu kilômét của Sgr A*.


Các nhà khoa học đang lên kế hoạch "chụp" lại Sagittarius A* với độ sắc nét cao hơn, sử dụng Kính thiên văn Chân trời sự kiện, tạo một giao thoa kế thiên văn lớn, bao gồm hệ thống các kính viễn vọng vô tuyến toàn cầu, cùng dữ liệu từ một số trạm giao thoa kế vô tuyến chân đế dài. Dự án được kỳ vọng sẽ kiểm nghiệm lại được thuyết tương đối của Einstein một cách nghiêm túc hơn. Và nếu có sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế quan sát được, các nhà khoa học phải xác định được các tình huống mà thuyết tương đối bị phá vỡ.